Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường. Để ngăn ngừa cũng như có các biện pháp cưỡng chế các tội phạm về môi trường, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã có những quy định về tội này. Cụ thể xử phạt tội gây của Luật sư tư vấn chúng tôi.

  1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:

“ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”

Hiểu một cách đơn gian, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi thuộc tính của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng không tốt, gâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
  1. Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm gây ô nhiễm môi trường

2.1 Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

a) Đối với người phạm tội

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người từ 16 tuổi trở lên không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, đều là chủ thể của tội phạm này.

Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này trong bất cứ trường hợp nào, vì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự (không có Điều 235).

b) Đối với pháp nhân thương mại  

Ngoài người phạm tội, chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường còn có cả pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo quy định tại khoản 1 của điều luật thì đối với các hành vi quy định tại các điểm b, d, e và g khoản 1 của điều luật mà người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm.

2.2 Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Tội gây ô nhiễm môi trường là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là sự trong sạch của không khí, nguồn nước, đất trong môi trường sống của con người và thiên nhiên.

Đối tượng tác động của tội phạm này là không khí, nguồn nước, đất, là những yếu tố không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên bị ô nhiễm.

2.3 Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

Do đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm gồm nhiều lại khác nhau nên hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng.

Các loại ô nhiễm môi trường - Vinlawyer
Các loại ô nhiễm môi trường – Vinlawyer

Gây ô nhiễm không khí

– Gây ô nhiễm không khí là hành vi thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép.

– Hành vi thải vào không khí các loại khói, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác quá tiêu chuẩn cho phép chủ yếu là của những người có trách nhiệm trong các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông cơ giới, xử lý rác thải.

– Hành vi thải vào không khí các loại bụi quá tiêu chuẩn cho phép chủ yếu là do những người có trách nhiệm khi thi công các công trình xây dựng, khai thác, trong việc vận chuyển vật liệu xây dựng.

– Hành vi thải vào không khí các chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác là do người có trách nhiệm trong việc sản xuất, chế biến, thí nghiệm trong lĩnh vực hóa sinh đã không có biện pháp xử lý nên đã thải vào không khí các chất độc hại như các loại khí SO2, NO2, CO, chì… quá tiêu chuẩn cho phép.

– Các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác được phép thải vào không khí phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định như: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Phát bức xạ, phóng xạ

– Phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép là hành vi làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành phần không khí gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của người và thiên nhiên bằng cách phát bức xạ, phóng xạ.

– Bức xạ gồm bức xạ ion và không ion hóa mà khi tác dụng lên cơ thể sống với liều lượng vượt quá giới hạn cho phép có thể gây tổn thương và nguy hiểm cho cơ thể như tia Rơnghen, tia X, bức xạ laze, sóng âm, hạ âm và siêu âm; chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 7 kilo Beccơren trên kg (70kBq/kg).

Gây ô nhiễm nguồn nước

– Gây ô nhiễm nguồn nước là hành vi thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác. Nguồn nước không phân biệt nước biển, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch… kể các các nguồn nước ngầm dưới lòng đất.

– Nếu đổ các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại xuống nguồn nước thì không cần phải xác định tiêu chuẩn cho phép, vì không có quy định nào cho phép đưa các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại xuống nguồn nước. Tuy nhiên, nếu các chất thải này gây nên dịch bệnh thì mới coi là hành vi phạm tội.

– Riêng đối với các yếu tố độc hại khác, nếu các yếu tố độc hại đó là các chất hữu cơ thì không cần xác định tiêu chuẩn cho phép vì nó được coi như tương tự các chất thải, xác động vật, thực vật, còn nếu các yếu tố độc hại lại là chất vô cơ thì được coi như tương tự như các loại dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì phải xác định tiêu chuẩn cho phép. Trong trường hợp này nếu cần thì phải trưng cầu giám định.

Gây ô nhiễm đất

– Gây ô nhiễm đất là hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép.

– Các chất độc hại bị chôn vùi hoặc thải vào đất là các chất khi chưa bị chôn vùi hoặc thải vào đất đã được xác định là chất độc hại chứ không phải sau khi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất đó bị phân hủy thành các chất độc hại.

– Các chất độc hại mà người phạm tội chôn vùi hoặc thải vào đất là các chất hữu cơ hoặc vô cơ được cơ quan có thẩm quyền xác định là chất độc hại như các chất hóa học có chứa độc tố, các chất phóng xạ, các loại thuốc bảo vệ thực vật, các động vật, thực vật bị nhiễm độc chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền xử lý hoặc chôn cất không theo quy định của cơ quan vệ sinh dịch tễ…

2.4 Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Hầu hết các chuyên gia và các bài viết về tội gây ô nhiễm môi trường đều cho rằng, lỗi của người phạm tội là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người phạm tội cũng thực hiện tội phạm này cũng do lỗi cố ý, mà chỉ đối với các trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ví dụ: Khi thực hiện hành vi thải vào môi trường các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là do cố ý nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra; tuy nhiên, sau khi đã bị xử phạt hành chính, họ vẫn cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nên tội phạm này phải được coi là do cố ý. Còn đối với trường hợp người phạm tội cố ý về hành vi nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra, thì người phạm tội thực hiện tội phạm là do lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin).

Cho dù người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý hay do lỗi vô ý thì cũng chỉ có ý nghĩa xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội chứ không làm thay đổi tội danh mà người phạm tội thực hiện là tội gây ô nhiễm môi trường

  1. Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Xử phạt tội gây ô nhiễm môi trường - Vinlawyer
Xử phạt tội gây ô nhiễm môi trường – Vinlawyer
3.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:

– Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 – 50 triệu đồng.

– Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:

+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 – 80 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 03 – 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 – 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 – 100 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 – 150 triệu đồng.

3.2 Xử phạt hình sự tội gây ô nhiễm môi trường

Theo điều 235, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như sau:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với tội gây ô nhiễm môi trường thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của Luật sư Bình Dương – Công ty Luật TNHH Vinlawyer về “Xử phạt tội gây ô nhiễm môi trường”. Công ty Luật TNHH Vinlawyer rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất. 

Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây