Tìm hiểu về hoạt động môi giới thương mại
Tìm hiểu về hoạt động môi giới thương mại
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005). Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này mời bạn cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây của Luật sư tư vấn chúng tôi.

  1. Hợp đồng môi giới là gì?

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch mua được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Như vậy, hợp đồng môi giới thương mại là hợp đồng thương mại mà theo đó một bên thương nhân làm trung gia (gọi là bên môi giới) trong việc đàm phán, mua bán giữa các bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ và bên môi giới được nhận thù lao theo hợp đồng môi giới này.

  1. Đặc điểm hoạt động môi giới thương mại

Những đặc điểm trong hoạt động môi giới thương mại
Những đặc điểm trong hoạt động môi giới thương mại

Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm: bên môi giới và bên được môi giới, Trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới thương mại nhưng ngành nghề kinh doanh không cần phải trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Bên được môi giới không nhất thiết phái là thương nhân.

Nội dung hoạt động môi giới thương mại rất rộng, bao gồm: rất nhiều các hoạt động khác nhau như: tìm kiếm và cung cấp thông tin về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu hàng hóa dịch vụ môi giới đến người được môi giới. thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau …

Mục đích của bên môi giới thương mại: là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thù lao được trả từ hoạt động môi giới.

Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng ra bao gồm: nhiều lĩnh vực khác nhau như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới thuê máy bay, môi giới tàu biển, môi giới bất động sản…Tùy từng lĩnh vực sẽ được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

Hoạt động môi giới thương mại: được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại. Hình thức hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại 2005 quy định. Tuy nhiên các bên nên cân nhắc ký hợp đồng bằng văn bản để cụ thể hóa quyền và lợi ích của mình, hạn chế tranh chấp phát sinh.

Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại: Thông tin của bên môi giới và bên được môi giới bao gồm:

– Địa chỉ trụ sở, mã số thuế, đại diện theo pháp luật…

– Đối tượng và nội dung môi giới: trung gian môi giới hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

3.1 Quyền của bên môi giới thương mại

Được quyền tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm khách hàng mua/bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bằng các hình thức môi giới

Bảo quản các hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện công việc môi giới và hoàn trả cho bên được môi giới khi công việc hoàn thành.

Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ mà mình môi giới

Đảm bảo bí mật thông tin đối với những tài liệu, văn bản, thông tin mà bên được môi giới cung cấp.

Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới cho phép thực hiện.

3.2 Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

1.Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

4.1 Nghĩa vụ của bên được môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
  2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

4.2 Quyền hưởng thù lao môi giới

  1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Luật thương mại này.

Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của Luật sư Bình Dương – Công ty Luật chúng tôi về “Tìm hiểu về Hoạt động môi giới thương mại”. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật chi tiết nhất.

Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây