Thủ tục khởi kiện đòi nợ
Thủ tục khởi kiện đòi nợ
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

Người khác vay tiền bạn mà không trả, bạn đang muốn khởi kiện đòi người vay tiền  trả nợ? Đối tác vay nợ tài chính của Công ty bạn, Công ty bạn đang muốn khởi kiện đối tác để thu hồi khoản nợ khó đòi đó? Bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư tư vấn chúng tôi về thủ tục để tự mình thực hiện.

  1.  Thời hiệu khởi kiện

Căn cứ khoản 1 Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 hoặc thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại theo Điều 153 và Điều 157 Bộ luật dân sự 2015.

  1. Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 35, Điều 36, Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

  1. Hồ sơ khởi kiện vụ án đòi nợ 

 Hồ sơ khởi kiện vụ án đòi nợ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (Liên hệ điện thoại để nhận mẫu đơn chuẩn nhất)
  • Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
  • Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
  • Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
  • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
  1. Đối tượng được khởi kiện vụ án đòi nợ

– Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo đó, chủ thể ở đây được hiểu là các chủ thể được phép tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (Gọi là người khởi kiện), bao gồm hai loại là cá nhân và cơ quan, tổ chức. Người khởi kiện phải đáp ứng được đầy đủ hai yêu cầu:

  • Có quyền khởi kiện
  • Và có năng lực hành vi tố tụng dân sự

5. Thủ tục giải quyết vụ kiện đòi nợ tại tòa án

Thủ tục khởi kiện đòi nợ
Thủ tục khởi kiện đòi nợ
5.1 Thủ tục thụ lý vụ án đòi nợ

– Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

– Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của BLTTDS 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều 191 BLTTDS phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

5.2 Thời hạn giải quyết vụ án đòi nợ
  • Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
  • Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
  • Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư Bình Dương – Công ty Luật chúng tôi về “Thủ tục khởi kiện đòi nợ”. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật chi tiết nhất.

Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây