Mua nhà trả góp ngân hàng là di sản thừa kế
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

Thực tế thấy được rằng có rất nhiều trường hợp người mua nhà đang trả góp hằng tháng nhưng chẳng may qua đời. Vậy trong trường hợp đó thì Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế ? Luật sư tư vấn chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Di sản thừa kế 

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.

2. Nhà trả góp có phải là di sản không?

Thông thường, hiện có hai hình thức mua nhà trả góp. Mua trả góp hay còn gọi là mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 (do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua nhà ở) và mua trả góp của ngân hàng.

  • Mua nhà trả chậm, trả dần

Căn cứ khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 và điều 453 BLDS năm 2015.

“Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần là thỏa thuận các bên và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành. Bên bán nhà được bảo lưu quyền sở hữu đối với nhà cho đến khi bên mua trả đủ tiền.

Nhà được mua bằng hình thưc trả chậm, trả dần không phải là di sản thừa kế
Nhà được mua bằng hình thưc trả chậm, trả dần không phải là di sản thừa kế

Người mua nhà trả chậm, trả dần khi chưa thanh toán toàn bộ tiền mua nhà thì không phải chủ sở hữu của nhà. Do đó, khi người mua nhà trả chậm chết thì nhà trả chậm, trả dần không phải di sản thừa kế theo điều 612 BLDS năm 2015.

Tuy nhiên, những người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền cũng như nghĩa vụ trả tiền nhà của người chết. Sau khi đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán thì người thừa kế sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ( khoản 2 Điều 125 luật Nhà ở năm 2014)

  • Mua trả góp của ngân hàng

Đây là hình thức vay ngân hàng và trả góp theo từng tháng để thanh toán tiền mua nhà. Do đó, khi mua nhà trả góp từ ngân hàng, căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua. Số tiền dùng để mua nhà đang vay ngân hàng, được trả theo hình thức trả góp gốc, lãi.

Do đó, căn nhà trong trường hợp này chính là di sản thừa kế và những nghĩa vụ liên quan đến căn nhà này cũng phải ưu tiên thanh toán. Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Những người được hưởng thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp phần di sản chưa được chia, nghĩa vụ tài sản được thực hiện theo thỏa thuận của người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia, mỗi người hưởng thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, nghĩa vụ này sẽ tương ứng, không vượt quá phần tài sản được nhận, trừ những trường hợp đã có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế theo di chúc là tổ chức thì cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như đối với cá nhân.

Theo quy định này, nếu căn nhà đã được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Những người này sẽ có nghĩa vụ thực hiện trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi tài sản được nhận. Hoặc ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo – nhà đang trả góp theo quy định tại điều 299, 303, 304 BLDS năm 2015.

Tuy nhiên, tài sản là căn nhà đang được thế chấp tại ngân hàng theo hình thức trả góp. Do đó, để được phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế phải thực hiện nộp tiền, trả hết nợ và rút tài sản ra, xoá đăng ký thế chấp.

Sau khi xoá đăng ký thế chấp, các đồng thừa kế sẽ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, dù với hình thức mua bán nào, căn nhà đang trả góp cũng là di sản được thừa kế.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của Luật sư Bình Dương – Công ty Luật chúng tôi về “Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế?”. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật chi tiết nhất.
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây