Đây là một chủ đề thời gian gần đây Luật sư tư vấn đã giải quyết rất nhiều vụ việc về vấn đề sa thải, đổi việc nhân viên công nhân sai thẩm quyền.
Có rất nhiều công ty sa thải nhân viên trái thẩm quyền, trái quy định pháp luật. Để dễ hiểu hơn tức là một giám đốc không được quyền đuổi việc sa thải nhân viên hay công nhân đó bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng trong nội quy lao động thì người này không có quyền hạn đó.
Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động. Do đó, khi tiến hành sa thải người lao động, người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động.Trong đó, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý sa thải nhân viên có thể là một trong những người sau đây:
– Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức này.
Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
Cá nhân mà trực tiếp sử dụng lao động.
– Người được chỉ định có quyền xử lý kỷ luật lao động trong nội quy lao động.
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải cũng đồng thời là người ký quyết định sa thải người lao động sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục xử lý kỷ luật lao động.