Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là một loại hợp đồng dịch vụ pháp lý, vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tư vấn pháp luật còn mang những đặc điểm riêng. Để nắm rõ hơn về loại hợp đồng này Luật sư tư vấn chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp là gì?
Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có một định nghĩa chính xác cho hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Trên thực tiễn kinh doanh và nghiên cứu, hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp hay còn gọi là hợp đồng tư vấn quản lý doanh nghiệp là một hợp đồng dịch vụ.
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp là hợp đồng dịch vụ được xác lập giữa bên cung ứng dịch vụ là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp hoặc các công ty luật và bên sử dụng dịch vụ là doanh nghiệp. Bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp có thể là hợp đồng tư vấn thường xuyên hoặc hợp đồng tư vấn theo vụ việc.
Chủ thể, hình thức và đối tượng của hợp đồng
2.1 Về chủ thể
Chủ thể hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm hai bên:
– Bên tư vấn pháp luật (luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư trong nước hoặc nước ngoài);
– Khách hàng là các doanh nghiệp.
2.2 Về hình thức
Để phù hợp với các hình thức tư vấn pháp luật khác nhau, các bên có thể linh hoạt thực hiện việc tư văn theo các hình thức khác nhau như hình thức lời nói, hình thức vǎn bån.
2.3 Về đối tượng
Đối tượng của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là công việc tư vấn theo sự thỏa thuận giữa các bên có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm,không trái đạo đức xã hội, không vi phạm đạo đức hành nghề của luật sư. Công việc tư vấn pháp luật ở đây có thể được thực hiện theo các hình thức: hợp đồng tư vấn thường xuyên (loại hợp đồng đặt hàng).
Nội dung của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Nội dung của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm các điều khoản nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng tư vấn pháp luật là loại hợp đồng song vụ. Bên cung cấp dịch vụ thực hiện tư vấn trên tất các các lĩnh vực pháp luật theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ, bên khách hàng có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền thù lao cho bên tư vấn pháp luật.
Nội dung cơ bản của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thể hiện qua các quyển và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể như sau:
3.1 Bên thuê tư vấn (khách hàng)
Doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn có quyền:
– Yêu cầu bên tư vấn cung cấp các sản phẩm tư vấn pháp luật theo đúng thỏa thuận, bảo đảm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm và các thỏa thuận khác.
– Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường, nếu bên tư vấn không đáp ứng nội dung tư vấn theo yêu cầu; hoặc bên tư vấn cung cấp các thông tin sai lệch có nguy cơ làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bên thuê tư vấn, vi phạm pháp luật hoặc thuần phong mỹ tục,…
Doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn có nghĩa vụ:
– Trả tiền thù lao cho bên tư vấn theo thỏa thuận khi công việc đā hoàn thành. Mức thù lao do các bên thỏa thuận được xác định trên một số yếu tố như lǐnh vực tư vấn, mức độ tư vấn, thời gian tư vấn.
– Đối với loại hợp đồng tư vấn pháp luật yêu cầu cần phải có các thông tin từ bên thuê dịch vụ tư vấn thì bên thuê tư vấn phải cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu có liên quan cho bên cung cấp dịch vụ.
3.2 Bên tư vấn (cung ứng dịch vụ):
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền:
– Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin,tài liệu liên quan hoặc tài sản, phương tiện (nếu có).
– Được hưởng tiền thù lao. Việc xác định mức thù lao trên cơ sở thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng trường hợp tương tự. Cũng cẩn lưu ý rằng, tiền thù lao có thể đã bao gồm hoặc chưa bao gồm các chi phí hợp lý. Sau khi hoàn thành việc tư vấn theo đúng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng mà khách hàng không nhận kết quả, nếu có rủi ro thì bên tư vấn không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho khách hàng. Việc thay đổi điều kiện cung cấp hoặc hình thức tư vấn có thể do hai bên bàn bạc, thỏa thuận nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của hai bên.
– Đơn phương chấm dứt thực hiện việc cung cấp dịch vụ nếu việc cung cấp dó có thể gây phương hại tới lợi ích của Nhà nước hoặc bên thứ ba mặc dù việc tư vấn đó theo yêu cầu của bên cung ứng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ:
– Phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tư vấn “sạch”, đúng pháp luật.
– Hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung đã cung cấp cho khách hàng.
– Trong điều kiện bình thường, bên tư vấn không có quyển thay đổi các điều kiện dịch vụ. Trường hợp không thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng thì bên tư vấn có thể được thay đổi điều kiện của dịch vụ nhưng phải thông báo cho khách hàng được biết.
– Không được sử dụng thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyển, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tương tự giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ nói chung.
Các lý do phổ biến có thể dẫn đến việc này là:
- Một bên trong hợp đồng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trái pháp luật.
- Có sự vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ cung cấp không bảo đảm chất lượng như đã thỏa thuận hoặc vi phạm nội dung thỏa thuận giữa các bên.
- Theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.
- Thương lượng:Phương thức mà các bên trong hợp đồng tự thảo luận và quyết định phương án có lợi nhất cho cả hai.
- Hòa giải:Phương thức mà các bên trong hợp đồng thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên không có quyền tài phán, chỉ hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục hòa giải do pháp luật quy định.
- Trọng tài:Phương thức mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng việc sử dụng trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp và được tiến hành theo quy định của pháp luật trọng tài. Quyết định của trọng tài có tính cưỡng chế và tính chung thẩm.
- Tòa án: Phương thức mà các bên không thể giải quyết tranh chấp theo thương lượng, hòa giải hay trọng tài hoặc không thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp. Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp theo yêu cầu của đương sự và theo đúng thẩm quyền. Phán quyết của Tòa án là bản án, có tính cưỡng chế thi hành.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của Luật sư Bình Dương – Công ty Luật chúng tôi về “Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp”. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật chi tiết nhất.