Di sản không có người thừa kế sẽ được xử lý như thế nào? - Vinlawyer
Di sản không có người thừa kế sẽ được xử lý như thế nào? - Vinlawyer
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

Thông thường, di sản được để lại cho người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản. Vậy trong trường hợp di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về ai? Luật sư tư vấn Công ty Luật TNHH Vinlawyer mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên.

1. Di sản là gì?

Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại. Tài sản này sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ về tài sản của người chết để lại, sau đó được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản đã được thể hiện trong di chúc hợp pháp của họ.

Di sản bao gồm tài sản là bất động sản, động sản, hoa lợi; lợi tức thuộc quyền sở hữu, sự dụng của người chết. Di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Người thừa kế là người còn sống và thường thì có quan hệ với người đã chết.

2. Di sản không có người thừa kế

    • Di sản không có người thừa kế theo di chúc

– Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc là trường hợp mà:

+ Người để lại di sản không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế

+ Không có di chúc;

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

  • Di sản không có người thừa kế theo pháp luật

Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật là trường hợp không còn người thừa kế mà có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng đối với người chết

Không có người thừa kế đáp ứng điều kiện chung đối với người thừa kế quy định tại Điều 613 như sau:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

3. Di sản không có người thừa kế sẽ được xử lý như thế nào?

Di sản không có người thừa kế sẽ xử lý như thế nào? - Vinlawyer
Di sản không có người thừa kế sẽ xử lý như thế nào? – Vinlawyer

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).

Theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

  1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  2. a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  3. b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  4. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  5. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.(Căn cứ Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP)

Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2018/NĐ-CP

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm: Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính; Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính; Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.

+ Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

+ Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Vinlawyer về “Di sản không có người thừa kế thì xử lý như thế nào?” Công ty Luật TNHH Vinlawyer rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với Luật sư chúng tôi để được tư vấn luật chi tiết nhất.
Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, hợp đồng online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây